Dịch vụ

Liên hệ

Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, Tầng 4, Tòa nhà Lakeview

(+84) 0389 521 133

liên hệ@vfmtech.vn

Liên hệ với chúng tôi


    VFM Market Research Services

    Tăng cường nghiên cứu thị trường với VFM

    Xây dựng Chiến lược Phát triển:

    “Thiếu vắng một chiến lược, một tổ chức giống như một con thuyền không có bánh lái.” – Joel Ross & Michael Kami
     
    Tuy nhiên, làm thế nào để có thể xây dựng một chiến lược phát triển phù hợp để khai thác tối đa các cơ hội và giải quyết thỏa đáng những thách thức là một bài toán khó đặt ra với các Doanh nghiệp.
     
    Rất nhiều Doanh nghiệp đã nhận thức sai lầm rằng khi hoạt động kinh doanh đang tiến triển tốt đẹp thì chưa cần xây dựng chiến lược phát triển. Vấn đề ở chỗ chúng ta đang hoạt động trong bối cảnh thế giới thay đổi rất quá nhanh: nhận thức của khách hàng, công nghệ, nguồn lực … thay đổi chóng mặt từng ngày. Mọi thứ sẽ trở nên lỗi thời và tồi tệ đi rất nhanh, kéo theo doanh thu giảm, chi phí gia tăng và cả sự đình trệ. Như vậy, một Doanh nghiệp thông minh sẽ không chờ đến khi trời mưa mới lo sửa mái. Việc xây dựng chiến lược cũng giống như việc giữ gìn sức khỏe cho doanh nghiệp: không bao giờ là quá đủ, kết quả không nhìn thấy ngay nhưng đó là việc cần ưu tiên trước mắt.
     
    Để đạt được hiệu quả, một chiến lược cần phải được xây dựng dựa trên thực lực của công ty và sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và môi trường kinh doanh. Làm thế nào để một Doanh nghiệp định hướng phát triển nếu họ không có thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị phần, phương hướng phát triển trong tương lai của thị trường và môi trường kinh doanh v.v.?
     
    Cho dù Doanh nghiệp là một start-up đang tìm cách thâm nhập thị trường hay chuẩn bị tung ra sản phẩm mới. Cũng có thể Doanh nghiệp đang xây dựng chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của mình. Hoặc Doanh nghiệp ấp ủ tham vọng vào một cú hích cho sự thay đổi và bước tiến táo bạo. Đây là lúc Doanh nghiệp rất cần đến Nghiên cứu thị trường.

    Đánh giá tiềm năng thị trường:

    Đánh giá tiềm năng thị trường là gì?

    Tiềm năng thị trường (MP) là thị trường được lựa chọn sau khi xác định các phân khúc cụ thể để phân tích sâu hơn, đáp ứng ba tiêu chí: có thể đo lường được, đủ lớn và dễ tiếp cận.

    Tiêu chí xác định tiềm năng thị trường:

    1. Thị trường có thể đo lường

    Để lựa chọn một MP, trước tiên doanh nghiệp phải có khả năng đánh giá quy mô và đặc điểm của MP đó để xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp với cả công ty và thị trường.

    1. Thị trường đủ lớn

    Thị trường cần phải đủ lớn để đạt được doanh thu và tăng trưởng có thể tạo ra lợi nhuận dài hạn cho công ty. Thông thường, nó phải có quy mô tương đối lớn và tốc độ tăng trưởng cao.

    1. Khả năng tiếp cận thị trường

    MP là thị trường nơi doanh nghiệp có thể tiếp thị hiệu quả các sản phẩm của mình, giúp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

    Vai trò của Đánh giá tiềm năng thị trường đối với doanh nghiệp

    Một thị trường thỏa mãn cả ba đặc điểm này được coi là thị trường mục tiêu tiềm năng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các công ty không thể tham gia vào mọi thị trường tiềm năng. Do đó, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp nhất.

    Bước 1: Lựa chọn các yếu tố đo lường tiềm năng của đoạn TT và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
     
    Bước 2: Đánh giá sức mạnh hiện tại và tiểm ẩn của doanh nghiệp về mức độ thích ứng với các TTTN.
     
    Bước 3: Xác định tầm quan trọng của từng yếu tố đo lường mức độ tiềm năng của TT và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
     
    Bước 4: Đánh giá vị thế hiện tại từng đoạn TT về từng yếu tố. Dự báo xu hướng tương lai.
     
    Bước 5: Quyết định lựa chọn các thị trường phù hợp.

    Nghiên cứu nhu cầu, hành vi người tiêu dùng

    Nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng là gì?
     
    Nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu các quy trình liên quan khi các cá nhân hoặc nhóm chọn, mua, sử dụng hoặc từ bỏ sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng, trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các nhóm đối tượng khách hàng này. Ngoài ra Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ còn định nghĩa hành vi người tiêu dùng là sự tương tác không ngừng biến đổi giữa sự ảnh hưởng và nhận thức, hành vi và các yếu tố môi trường thông qua đó con người thực hiện hành vi trao đổi.
     
    Vai trò của Nghiên cứu nhu cầu, hành vi người tiêu dùng đối với Doanh nghiệp
    Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào phát triển sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mà còn chú trọng tới việc nghiên cứu nhu cầu, hành vi người tiêu dùng để có những hiểu biết sâu hơn về khách hàng. Rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tới điều này để tìm hiểu động cơ, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu của thị trường, nắm bắt được thị hiếu để từ đó đưa ra được những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường, tận dụng tốt những cơ hội kinh doanh.
     
    Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng còn giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu của khách hàng hơn. Đây là lợi thế đối với các doanh nghiệp trong việc tung ra các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc chinh phục những khách hàng ngày càng khó tính  cũng như để nâng cao vị thế cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
     
    Phương thức Nghiên cứu nhu cầu, hành vi người tiêu dùng
    Dựa trên các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu theo các bước sau:
     
    Bước 1: Phân khúc thị trường
    Trước khi nghiên cứu sâu nhu cầu và hành vi của khách hàng, cần thực hiện phân khúc thị trường – chia khách hàng thành những nhóm đối tượng có các đặc điểm chung khác nhau. Căn cứ để phân loại có thể dựa trên các tiêu chí về độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, sở thích, cá tính …
     
    Bước 2: Phân tích các yếu tố môi trường tác động đến hành vi người dùng
    Tổng hợp những thông tin từ phân khúc thị trường từ đó xác định giá trị cốt lõi trong từng phân khúc khách hàng. Xác định điều gì là quan trọng với nhóm đối tượng này. Họ dễ bị tác động bởi những yếu tố nào. Từ đó phân tích các yếu tố môi trường tác động tới hành vi của người tiêu dùng
     
    Bước 3: Tổng hợp và phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng, nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng và các xu hướng thịnh thành
    Phân tích và tổng hợp thông tin chính xác về thái độ và hành vi khách hàng trong từng phân khúc. Kết hợp với các thông tin có được từ bước 1 và 2 nghiên cứu sâu về trải nghiệm khách hàng và các xu đang thịnh hành. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn/thách thức/trở ngại nếu có trong mỗi phân khúc khách hàng khác nhau. Đặc biệt với nhóm khách hàng đích hoặc tiềm năng, tìm hiểu kỹ những đặc điểm đặc biệt/khác biệt trong hành vi tiêu dùng của họ.
     
    Bước 4: Phân tích kênh phân phối và truyền thông marketing
    Sau khi đã xác định được những yếu tố nổi bật trong nhu cầu và hành vi khách hàng, nhà nghiên cứu chọn ra kênh truyền thông, phân phối phù hợp với từng phân khúc khách hàng, cá nhân hóa thương hiệu đến đối tượng tiềm năng, xử lý các trở ngại để dẫn dắt họ đến với con đường trung thành với sản phẩm qua từng bước trong hành trình mua hàng và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ.
     
    Dịch vụ nghiên cứu thị trường của VFM
    Dịch vụ nghiên cứu thị trường của VFM được thiết kế linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực, với quy mô và yêu cầu nghiên cứu khác nhau. Với mục tiêu trở thành công ty Nghiên cứu thị trường hàng đầu Việt Nam, VFM sẽ tiếp tục phát huy nền tảng kinh nghiệm tư vấn dày dặn cùng đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, tận tâm. VFM cam kết mang đến cho khách hàng Việt Nam và quốc tế giải pháp nghiên cứu thị trường tối ưu, hiệu quả, góp phần hoạch định chiến lược kinh doanh thành công.

    Xây dựng báo cáo ngành: 

    Báo cáo ngành là gì?
    Báo cáo ngành là tài liệu đánh giá một ngành cụ thể và những công ty liên quan đến ngành đó. Thường là một phần trong kế hoạch kinh doanh, báo cáo phân tích ngành có mục tiêu xác định lợi thế mà công ty có thể thu được trong một ngành bằng cách hiểu rõ lịch sử, xu hướng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm và cơ sở khách hàng của ngành đó. Đồng thời, loại báo cáo này cho phép các Doanh nghiệp hiểu sâu hơn những điểm nền tảng của ngành mà mình tham gia hoặc quan tâm.
     
    Tài liệu này thường đề cập đến những việc như đánh giá sự cạnh tranh trong ngành, sự tương tác giữa cung và cầu trong ngành, khả năng phát triển trong tương lai của ngành, sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng như thế nào đến ngành và mức độ tác động mà các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài đối với ngành,…
     
    Vai trò của Báo cáo ngành đối với Doanh nghiệp
    Báo cáo ngành giúp Doanh nghiệp phân tích khả năng tham gia thị trường
    Báo cáo ngành nếu cho biết ngành đó đang hoạt động tốt và có nhiều tiềm năng phát triển, thi Doanh nghiệp có thể dựa vào đó đưa ra các quyết định đến hoạt động của Doanh nghiệp. Những gì đang diễn ra trong ngành hoàn toàn có thể xảy ra với Doanh nghiệp trong tương lai.
    Giúp Doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với thực tế
    Dựa vào báo cáo ngành, Doanh nghiệp có thể dựa vào đó lập kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất, Doanh nhiệp có thể đánh giá và định vị bản thân tốt hơn nếu hiểu thị trường hiện nay đang diễn ra như thế nào
    Đưa ra những thách thức và cơ hội mà Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tham gia thị trường
    Qua báo cáo ngành, Doanh nghiệp sẽ có thể xác định được những thách thức và cơ hội khác nhau. Thách thức là những yếu tố tiêu cực sẽ cản trở sự phát triển của Doanh nghiệp, trong khi cơ hội là là các yếu tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp sau này
    Phương thức xây dựng Báo cáo ngành
    Chúng tôi bắt đầu Báo cáo ngành bằng cách đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành. Cung cấp dữ liệu đến quá trình hình thành và bản chất của ngành, bao gồm cả tiềm năng tăng trưởng của ngành. Nêu các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng, chiến lược cạnh tranh, Phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Nguy cơ), đối thủ cạnh tranh mới, kế hoạch kinh doanh, lực lượng cạnh tranh.
     
    Sau khi đưa ra cái nhìn tổng quan về ngành, chúng tôi sẽ chuyển sang trình bày phân tích chi tiết của ngành công nghiệp cụ thể. Các yếu tố nổi bật như địa lý, người tiêu dùng, biến động giá cả, và dự đoán thu nhập. Sử dụng dữ liệu hiện tại và sự hiểu biết về ngành để dự báo tăng trưởng của ngành trong năm hoặc mười năm tới. Có thể sử dụng biểu đồ thống kê trong phần này để minh họa cho quá trình tăng trưởng. Các phần tiếp theo chúng tôi sẽ sử dụng một số mô hình phù hợp với cách xây dựng báo cáo cũng như từng ngành như mô hình của Porter, lợi thế cạnh tranh và viết chi tiết về năm yếu tố, cách sử dụng và tác động của nó trong ngành… Cuối cùng,  chúng tôi sẽ đưa ra các đánh giá trong dài hạn và ngắn hạn ảnh hưởng đến ngành, dự báo nhưng điều tích cực và tiêu cực có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục
     
    Kết thúc báo cáo phân tích ngành, chúng tôi sẽ kết thúc với một bản tóm tắt toàn bộ nội dung đã trình bày để người sử dụng có cái nhìn tổng quan về báo cáo.

    Về Chúng tôi

    Với nhiều năm kinh nghiệm, VFM luôn tận dụng tối đa thế mạnh của mình và ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại để mang lại thành công và sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng trong nước và quốc tế, bao gồm Singapore, Malaysia, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. VFM được các đối tác đánh giá cao nhờ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm vượt trội, cùng quy trình chặt chẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đã đề ra.

    VFM Partners TCMD
    VFM Partners IFM
    VFM Partners LINH CHI HOUSE
    VFM Partners BISC
    VFM Partners ESCUTE
    VFM Partners AEC
    VFM Partners AAC
    VFM Partners AAS
    VFM Partners AAAC
    VFM Partners t.FAC
    VFM Partners CFAA
    VFM Partners PWC
    VFM Partners KPMG
    VFM Partners EY
    VFM Partners BPP
    VFM Partners ICAEW
    VFM Partners TCMD
    VFM Partners IFM
    VFM Partners LINH CHI HOUSE
    VFM Partners BISC
    VFM Partners ESCUTE
    VFM Partners AEC
    VFM Partners AAS
    VFM Partners AAAC
    VFM Partners t.FAC
    VFM Partners CFAA
    VFM Partners PWC
    VFM Partners KPMG
    VFM Partners EY
    VFM Partners BPP
    VFM Partners ICAEW
    VFM Partners ACCA